Xin giấy phép lao động cho nhà quản lý và giám đốc điều hành có những lợi thế và khó khăn gì?

Xin giấy phép lao động là một thủ tục mà người nước ngoài nào cũng phải thực hiện nếu muốn làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu về giấy phép lao động không phải bao giờ cũng giống nhau. Tùy vào từng trường hợp, từng đối tượng mà quy trình cũng có sự thay đổi. Vậy nhà quản lý và giám đốc điều hành thường có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình xin giấy phép lao động?

Nhà quản lý và giám đốc điều hành là ai?

Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nhà quản lý là người đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý công ty hay doanh nghiệp tư nhân. Giám đốc điều hành là người đứng đầu, trực tiếp tổ chức và điều hành toàn bộ các công tác, hoạt động của các đơn vị trực thuộc công ty, doanh nghiệp.

Nhìn chung, yêu cầu của hồ sơ giấy phép lao động cho nhà quản lý và giám đốc điều hành khá giống nhau, vì vậy Gia Hợp đã tổng hợp chung những khó khăn và thuận lợi khi xin giấy phép lao động của cả hai vị trí này.

Những khó khăn thường gặp phải khi xin giấy phép lao động cho nhà quản lý và giám đốc điều hành

Yêu cầu, điều kiện cao

Thủ tục xin giấy phép lao động cho nhà quản lý, giám đốc điều hành, tất nhiên, không phải ai muốn cũng có thể thực hiện. Chỉ có một số ít cá nhân xuất sắc và đủ điều kiện mới được bầu làm nhà quản lý, giám đốc điều hành. Theo quy định, nhà quản lý và giám đốc điều hành phải là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị, chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty, doanh nghiệp, cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch với bên ngoài,… quy định theo điều lệnh công ty.

Những yêu cầu này là rất cao so với mặt bằng người lao động nói chung.

Hồ sơ phức tạp, dễ nhầm lẫn

Không riêng gì Nhà quản lý và Giám đốc điều hành, thủ tục và hồ sơ phức tạp luôn là nỗi ám ảnh đối với người nước ngoài có nhu cầu làm giấy phép lao động nói chung. Để hoàn chỉnh một bộ hồ sơ, người nước ngoài phải chuẩn bị rất nhiều loại giấy tờ. Thậm chí, có những loại giấy tờ phải mất nhiều bước thực hiện mới đủ yêu cầu (ví dụ như giấy tờ được cấp ở nước ngoài thì phải làm thêm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật,..) gây khó khăn trong quá trình xử lý.

Ngoài ra, luật Lao động Việt Nam có chỉ rõ, nhóm nhà quản lý, giám đốc điều hành không bao gồm các vị trí quản lý bộ phận như Giám đốc tài chính, giám đốc Marketing, Quản lý nhân sự,… Lý do là bởi những vị trí này hoặc tên của người giữ những vị trí này không được ghi trên điều lệ công ty. Như vậy, họ không đủ điều kiện xin giấy phép lao động cho nhà quản lý và giám đốc điều hành. 

Thay vào đó, người nước ngoài là giám đốc hay quản lý bộ phận sẽ phải xin giấy phép lao động với vị trí chuyên gia. Điều này đặt ra một vấn đề khó, đó là công việc thực tiễn so với công việc ghi trên giấy phép lao động không có sự tương đồng. Như vậy, xin giấy phép lao động cho khối quản lý cấp trung này vẫn đang là một vấn đề gây nhiều nhầm lẫn.

>>> Tham khảo bài viết: Nhà đầu tư nước ngoài xin giấy phép lao động như thế nào?

Những đối tượng này có lợi thế gì khi xin Giấy Phép Lao Động để làm việc tại Việt Nam?

nhà quản lý
Nhà quản lý có lợi thế gì khi xin cấp giấy phép lao động?

Dễ dàng trong bước xét duyệt giấy phép lao động

Tuy nhiên, sự thật là những khó khăn kể trên đã phần nào tạo ra một lợi thế của thủ tục xin giấy phép lao động đối với riêng những vị trí như nhà quản lý và giám đốc điều hành. Chắc hẳn ai cũng biết, đủ điều kiện làm giám đốc hay nhà quản lý là một việc không hề dễ dàng. Một công ty, doanh nghiệp chỉ có từ một đến một vài người giám đốc, quản lý, và tất nhiên, không phải ai muốn xin giấy phép lao động cho vị trí giám đốc, nhà quản lý đều được. Tuy nhiên, một khi người nước ngoài đã đáp ứng những điều kiện kể trên thì hồ sơ xin giấy phép lao động cũng nhanh chóng được xét duyệt và thông qua.

Có thể nói rằng, giám đốc và nhà quản lý là trường hợp dễ dàng được thông qua nhất trong tất cả các trường hợp xin giấy phép lao động.

Có cơ hội được miễn giấy phép lao động dựa theo số vốn đầu tư

Theo quy định của pháp luật Lao động Việt Nam, Nhà đầu tư là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn công ty, là  chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị công ty, doanh nghiệp với số vốn đầu tư từ 03 tỷ đồng trở lên thì sẽ đủ điều kiện được miễn giấy phép lao động. Trong khi đó, Giám đốc và Nhà quản lý cũng thường là nhà đầu tư cho doanh nghiệp, công ty đó. 

Chính vì vậy, nếu như nhà quản lý, giám đốc điều hành góp vốn đầu tư cho công ty, tổ chức doanh nghiệp từ 03 tỷ đồng trở lên thì sẽ được miễn giấy phép lao động. Và tất nhiên, thủ tục, quy trình và ưu thế của diện được miễn giấy phép lao động cũng vượt trội hơn nhiều so với diện phải làm giấy phép lao động.

Trên đây là những lợi thế và khó khăn thường thấy khi xin giấy phép lao động cho nhà quản lý, giám đốc điều hành doanh nghiệp. Nếu còn bất cứ thắc mắc, khó khăn nào trong quá trình xin giấy phép lao động, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *