Để được phép nhập cảnh vào một quốc gia thì không thể thiếu Visa được. Vậy visa là gì? Có mấy loại? Visa điện tử là gì? Thời hạn của visa được tính như thế nào?
Cuộc sống hiện nay ngày càng phát triển, du lịch đã trở thành phần quan trọng giúp cho cuộc của mọi người trở nên sôi động và thú vị hơn. Ngày nay việc đi du lịch, công tác, du học nước ngoài không còn quá khó khăn nữa, mọi thủ tục đều trở nên dễ dàng hơn. Từ đó mà nhu cầu xin visa và passport cũng theo đó mà tăng lên.
Mục lục nội dung:
Visa là gì?
Visa hay còn được gọi là thị thực hoặc thị thực nhập cảnh. Nó được thể hiện qua một con dấu trong cuốn hộ chiếu hoặc được dán vào hộ chiếu để thể hiện rằng một cá nhân nào đó sẽ được phép nhập cảnh vào một quốc gia.
Hiện nay với sự hội nhập kinh tế quốc tế mà có nhiều quốc gia không đòi hỏi cần phải có visa với thời gian lưu trú nhất định.
Phân loại
Hiện nay có rất nhiều loại Visa khác nhau, tuy nhiên, bạn có thể phân chia thành 2 loại chính: Visa di dân và Visa không di dân.
Visa di dân
Đây là loại Visa dành cho những người có nhu cầu định cư tại một nước nào đó theo diện, chẳng hạn như: cha mẹ bảo lãnh cho con cái, diện vợ chồng,..
Visa không di dân
Đây là dạng Visa phổ biến nhất hiện nay, cụ thể, đây là dạng Visa ngắn hạn, nó cho phép bạn nhập cảnh vào một quốc gia nào đó trong một khoảng thời gian cho phép, bao gồm có các loại sau:
- Visa du lịch
- Visa thương mại
- Visa đầu tư
- Visa điều trị chữa bệnh
- Visa lao động
- Visa học tập
- Visa theo diện các chương trình trao đổi
- Visa ngoại giao, chính trị
- ….
Để thuận tiện thì mỗi quốc gia lại ký hiệu từng loại Visa riêng theo từng quốc gia khác.
Như vậy, Gia Corp đã giới thiệu tới bạn khái niệm “Visa là gì? Và 02 cách phân loại visa phổ biến hiện nay”. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu tới vấn đề về Visa điện tử: Nó là gì?.
Visa điện tử là gì?
Visa điện tử hay thị thực điện tử có tên tiếng Anh là “Electronic Visa” được viết tắt là E-visa. Đây là một giấy phép hợp pháp do Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp cho người nước ngoài thông qua hệ thống trực tuyến điện tử.
Người nước ngoài sẽ làm thủ tục xin cấp thị thực thông qua mạng internet sau khi hoàn thành mẫu đơn thì thanh toán lệ phí cần thiết theo quy định.
Tại Việt Nam thị thực điện tử được đưa vào thí điểm năm 2017 với thời hạn lưu trú đối đa không quá 30 ngày. Trong thời gian đầu thí điểm thì chỉ có công dân của 40 quốc gia và vùng lãnh thổ được phép xin visa điện tử Việt Nam.
Cho đến thời điểm hiện tại theo nghị quyết 79/NQ-CP của Chính phủ đã tăng thêm 40 quốc gia được nhập cảnh bằng visa điện tử vào Việt Nam.
Để nắm rõ các nước được nhập cảnh bằng E-visa Việt Nam, bạn có thể tìm hiểu qua bài viết: Visa Việt Nam / E – Visa Việt Nam
Miễn thị thực là gì?
Sau khi tìm hiểu xong 2 khái niệm “Visa là gì? Visa điện tử là gì?“, sau đây, Gia Corp sẽ giới thiệu tới bạn khái niệm thứ 3 về “Miễn thị thực – MTT”
Miễn thị thực bạn có thể hiểu đơn giản đó là việc bạn nhập cảnh vào một quốc gia khác và lưu trú ở quốc gia đó mà không cần phải xin visa thị thực.
Hiện nay, theo Gia Corp được biết, Việt Nam đang miễn visa cho một số nước với các hình thức chủ yếu:
- Miễn thị thực theo hiệp định song phương (Nghĩa là có đi có lại): bao gồm các quốc gia nằm trong khối Asian theo đó Việt Nam sẽ miễn thị thực cho các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và ngược lại các quốc gia cũng miễn thị thực cho công dân Việt Nam. Thời hạn lưu trú không quá 30 ngày.
- Miễn thị thực đơn phương (nghĩa là chỉ Việt Nam miễn thị thực cho quốc gia đó): bao gồm 13 quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Nga, Belarus, Đức, Pháp, Anh, Italy và Tây Ban Nha với thời hạn lưu trú không quá 15 ngày.
Thời hạn visa được tính như thế nào?
Thời hạn visa được tính dựa theo:
- Khoảng thời gian được ghi trên thị thực (ví dụ: visa có giá trị từ ngày 06/01/2020 đến 06/04/2020)
- Số lượng thời gian lưu trú tại lần nhập cảnh đó ( ví dụ: thời hạn tối đa là 30 ngày trong 1 lần nhập cảnh)
- Số lần được phép nhập cảnh ( ví dụ: trong vòng 3 tháng được phép nhập cảnh 1 lần hoặc được phép nhập cảnh nhiều lần trong 3 tháng đó)
Ví dụ: Thị thực Việt Nam có ký hiệu DN được cấp với thời hạn từ ngày 06/01/2020 đến 06/04/2020 cho 30 ngày lưu trú với số lần nhập cảnh là 2 lần.
Như vậy trong khoảng thời gian này người nước ngoài có thể xuất nhập cảnh vào Việt Nam tối đa là 2 lần và lưu trú trong khu vực đó tổng cộng 30 ngày.
Ngoài ra khi hết thời hạn lưu trú mà người nước ngoài muốn tiếp tục ở lại Việt Nam thì vẫn được xem xét gia hạn visa.
Tham khảo dịch vụ Gia hạn visa Việt Nam cho người nước ngoài tại Gia Corp
Thủ tục cấp visa như thế nào?
Mỗi một quốc gia đều có những điều kiện cấp visa khác nhau, vì vậy thủ tục cũng khác nhau. Để xin được visa thì bạn có thể liên hệ với Đại sứ quán nước đó hoặc có thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ làm visa để hỏi rõ về thủ tục chi tiết hơn.
Ngoài ra để xin sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam người nước ngoài có thể xin thẻ tạm trú Việt Nam để thuận lợi trong việc xuất nhập cảnh hơn.
Thủ tục xin thẻ tạm trú như thế nào? >>> XEM CHI TIẾT <<<
Trên đây, Gia Corp Visa đã giới thiệu đến quý vị và các bạn thông tin “Visa là gì? E-Visa – Cách phân loại và thời hạn Visa“. Hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.
Quý khách hàng nào cần tìm hiểu chi tiết về Visa và cách xin Visa nhanh nhất vui lòng liên hệ trực tiếp với Gia Corp Visa để được giải đáp nhanh nhất.