Lao động người nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngày một nhiều. Do đó, vấn đề thực trạng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đang là mối quan tâm của nhiều tổ chức, công ty và các ban ngành. Việt Nam là một đất nước đang phát triển, thu hút nhiều nguồn nhân lực tới từ các nước khác nhau. Đây sẽ là cơ hội hay là mối lo ngại lớn? Hãy theo dõi những thông tin chúng tôi chia sẻ bên dưới để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục nội dung:
Tìm hiểu về Lao động nước ngoài và Quản lý lao động nước ngoài
Lao động nước ngoài là gì?
Lao động nước ngoài là công dân của một đất nước khác tới làm việc tại một quốc gia không có quốc tịch.
Có thể hiểu đơn giản hơn là, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam nhưng không có quốc tịch Việt Nam.
Quản lý lao động nước ngoài là gì?
Quản lý lao động nước ngoài là quá trình quản lý, kiểm soát mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài tại cơ quan, tổ chức, công ty.
Người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng có lương hoặc không lương trong một khoảng thời gian nhất định tại nơi làm việc theo thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp và người lao động từ trước đó.
Thực trạng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Lao Động[1] trong những năm gần đây, số lượng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng. Các nhóm lao động là người nước ngoài chủ yếu ở những vị trí sau: nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật.
Bên cạnh những trường hợp nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam để làm việc vẫn tồn tại những người nước ngoài cư trú và làm việc bất hợp pháp. Theo kiểm tra, đa số các trường hợp người nước ngoài bị bắt, cấm xuất nhập cảnh đều nhập cảnh vào Việt Nam thông qua đường bộ hoặc đường biển.
Dữ liệu ghi nhận, số lượng người nước ngoài hoạt động tại các khu vực biên giới Việt Nam nhiều nhất là Trung Quốc, tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc, Philipin, Nhật Bản… Trong đó, có rất nhiều đối tượng là người nước ngoài đã kết hôn với người Việt Nam nhưng không có giá thú.
Tình trạng lao động nước ngoài bất hợp pháp vẫn chưa được quản lý triệt để, những trường hợp người nước ngoài làm việc mà không có giấy phép đang ngày càng rộ lên, khiến cho việc kiểm soát người lao động nước ngoài tại Việt Nam gặp nhiều bất cập.
Tình hình quản lý lao động nước ngoài tại việt nam hiện nay
Việc quản lý lao động người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo nhiều phương diện khác nhau, có thể được phân loại theo nhiều hình thức như:
- Quản lý những người lao động chính thức tại Việt Nam: Đó là những công dân nước ngoài đang làm việc, sinh sống hợp pháp tại Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động, thẻ cư trú.
- Quản lý người nước ngoài làm việc phi chính thức tại Việt Nam: Người nước ngoài tới Việt Nam để du lịch, học tập và nghiên cứu… Hay những trường hợp người nước ngoài vượt biên giới vào Việt nam để làm việc mưu sinh.
Theo quy định của pháp luật, việc quản lý lao động người nước ngoài tại Việt Nam được các cơ quan có thẩm quyền quản lý, dựa theo một số điều luật quy định như: Bộ luật lao động, luật Xuất nhập cảnh, các nghị định…
Nhìn tổng quát, hệ thống pháp luật về quản lý người lao động nước ngoài đang dần cải thiện và có sự phát triển tích cực. Các quy định, chính sách có đi kèm văn bản hướng dẫn cụ thể việc quản lý lao động người nước ngoài ngày một hoàn chỉnh theo hướng chủ động, như:
- Tiến hành tổ chức các công tác tuyên truyền, phổ biến và tập huấn giáo dục pháp luật cho các cán bộ thuộc các bạn ngành có liên quan về lao động nước ngoài
- Xem xét các chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
- Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Khó khăn trong quản lý người nước ngoài
Hệ thống quản lý lao động người nước ngoài tại Việt Nam đang phát triển tốt, song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn như:
- Còn nhiều quy định trong hệ thống pháp luật chưa đảm bảo tính khả thi, ví dụ: chưa có văn bản luật quy định riêng về người lao động nước ngoài tại Việt Nam, đơn giản hóa thị thực nhập cảnh, tăng chế tài xử lý vi phạm của lao động nước ngoài, thiếu các quy định riêng về quyền, nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt Nam…
- Vẫn còn tồn tại các trường hợp muốn thu hút đầu tư mà chấp thuận cho các doanh nghiệp, tổ chức đưa lao động nước ngoài vào làm việc
- Số người nước ngoài lao động bất hợp pháp tại Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều
- Chưa có các quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại các tổ chức chính trị – xã hội
- Các công tác kiểm tra, nắm rõ tình hình cư trú của lao động nước ngoài còn nhiều hạn chế
- Còn nhiều trường hợp, tổ chức, doanh nghiệp hoặc nhà thầu tuyển dụng, cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài không đảm bảo theo đúng quy trình pháp luật
Với thực trạng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cũng như những tiến bộ, khó khăn trong khâu quản lý chúng tôi chia sẻ trong bài viết. Nếu còn thắc mắc, cần giải đáp hay muốn tư vấn về các dịch vụ liên quan đến người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
Quý khách hàng có thể ;liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0966.078.777 để được tư vấn nhanh chóng – an toàn.