Thủ tục làm giấy phép lao động cần bao lâu ? Có thể làm việc trong thời gian chờ cấp giấy phép lao động không?

Giấy phép lao động là một giấy tờ cần thiết cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Mặc dù quan trọng như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại giấy tờ này. Một trong những nghi vấn được nhiều người đề cập nhiều nhất là thủ tục làm giấy phép lao động cần bao lâu ? Có thể làm việc trong thời gian chờ cấp giấy phép lao động không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.

Người nước ngoài có được làm việc tại Việt Nam khi chưa có giấy phép lao động?

Thủ tục làm giấy phép lao động cần bao lâu?

Để người lao động nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam thì các doanh nghiệp cần phải xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Để chủ động về thời gian đưa người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì các doanh nghiệp rất quan tâm đến thời gian làm thủ tục xin giấy phép lao động. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời gian làm giấy phép lao động sẽ căn cứ vào từng giai đoạn:

Giai đoạn 1: Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài. Hay đây chính là bước xin công văn chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài.

Ở bước này, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ giải trình về nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài đến Cơ quan chấp thuận trước ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động.

Giai đoạn 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cơ quan chức năng.

Bước này, thời gian để nộp đầy đủ hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài là trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người nước ngoài dự kiến làm việc cho doanh nghiệp tại Việt Nam. 

Nếu đối tượng làm việc theo hợp đồng lao động thì sau 5 ngày làm việc cần phải gửi hợp đồng lao động đến cho cơ quan cấp giấy phép lao động.

Như vậy, tổng thời gian để làm giấy phép lao động cho người nước ngoài sẽ mất khoảng 45 – 60 ngày làm việc nếu như thủ tục làm giấy phép lao động đầy đủ, hợp lệ theo yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp hồ sơ bị thiếu, không đầy đủ, Cơ quan chức năng sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung giấy tờ. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ phải mất thêm thời gian mới có thể nhận được giấy phép lao động.

>>> Tham khảo bài viết: Các lưu ý trong quá trình xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Có thể làm việc trong thời gian chờ cấp giấy phép lao động không?

giấy phép lao động cho người nước ngoài

Nhiều đơn vị có người lao động nước ngoài đã đến Việt Nam nhưng đang trong quá trình chờ giấy phép lao động. Vậy liệu trong thời gian gần 2 tháng chờ giấy phép lao động này, doanh nghiệp có được cho người lao động nước ngoài đi làm, ký hợp đồng thử việc với người lao động nước ngoài hay không?

Trong bộ luật Lao động 2012 và 2019 thì không có quy định nào trực tiếp cho phép hay cấm doanh nghiệp ký hợp đồng thử việc với người lao động nước ngoài. Tuy nhiên, khi xem xét về các quy định liên quan đến vấn đề người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cùng với các ý kiến từ các cơ quan quản lý lao động thì việc ký hợp đồng thử việc với người lao động nước ngoài không được công nhận. 

Bởi vì về mặt hình thức, thì sau khi được cấp giấy phép lao động doanh nghiệp mới được phép ký kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài. Người lao động nước ngoài phải có giấy phép lao động trước khi bắt đầu làm việc tại Việt Nam. Sau đó, hai bên mới tiến đến ký kết hợp đồng lao động và nộp bản sao của hợp đồng lao động đã ký đến cơ quan đã cấp giấy phép lao động. Quy định này có thể được hiểu rằng sau khi có giấy phép lao động, hợp đồng lao động chính là văn bản duy nhất được ký kết. 

Về vấn đề ký hợp đồng thử việc với người nước ngoài khi đợi xét duyệt khi chờ giấy phép lao động còn không hợp lý. Vì khi tuyển dụng lao động người nước ngoài, ngoài vấn đề về giấy phép lao động thì còn kèm theo các vấn đề về thị thực hoặc thẻ tạm trú. Nếu người lao động nước ngoài sau thời gian thử việc không tiếp tục làm mà ngừng làm việc cho doanh nghiệp thì giấy phép lao động, thị thực, cũng như thẻ tạm trú đã được cấp sẽ bị hủy bỏ.

Do đó mà việc đi làm cũng như ký hợp đồng thử việc trong thời gian chờ thủ tục làm giấy phép lao động là không phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về thời gian thủ tục làm giấy phép lao động. Nếu quý khách cần được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ ngay với Gia Corp để được hỗ trợ nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *