Giấy phép lao động là thủ tục mang tính tiên quyết để chứng minh người lao động nước ngoài đủ điều kiện pháp lý công tác và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Người có giấy phép lao động sẽ được Nhà nước công nhận, ủng hộ, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng trong các mối quan hệ lao động. Vậy khi nào thì giấy phép lao động được xem là hết hiệu lực, và trong những trường hợp đó thì người lao động nước ngoài nên làm gì?

Giấy phép lao động có thời hạn trong vòng bao lâu?
Bộ Lao động Thương binh và xã hội có quy định, giấy phép lao động có hiệu lực không quá 02 năm kể từ thời điểm được cấp mới.
Một khi đã hết hiệu lực thì giấy phép lao động sẽ không còn giá trị nào về mặt pháp lý. Trong trường hợp giấy phép lao động hết thời hạn, có thể làm thủ tục xin gia hạn thêm 02 năm. Tuy nhiên, giấy phép lao động không được gia hạn quá 01 lần.
Trên thực tế, thời hạn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:
- Thời hạn của hợp đồng lao động thỏa thuận và ký kết giữa người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động tại Việt Nam;
- Thời hạn của thỏa thuận hay hợp đồng được ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
- Thời hạn thỏa thuận hay hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam với nước ngoài;
- Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài đến Việt Nam thành lập hiện diện thương mại thì lấy thời hạn trong văn bản chứng minh của nhà cung cấp dịch vụ đó;
- Trường hợp người lao động nước ngoài đến Việt Nam để tham gia các hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì cũng căn cứ theo thời hạn được ghi trên văn bản chứng minh;
- Trường hợp nhà dịch vụ cử người lao động nước ngoài tới Việt Nam để đàm phán, giới thiệu vfa cung cấp dịch vụ thì cũng phụ thuộc vào thời hạn trong văn bản chứng minh của nhà cung cấp dịch vụ đó;
- Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc trong các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam thì cũng căn cứ theo thời hạn ghi trên giấy chứng nhận của tổ chức đó.
Trường hợp nào thì giấy phép lao động bị xem là hết hiệu lực?
Theo quy định, Giấy phép lao động được coi là hết thời hạn trong các trường hợp sau đây:
- Giấy phép lao động được cấp hết thời hạn 02 năm;
- Chấm dứt hợp đồng lao động giữa hai bên;
- Nội dung của hợp đồng lao động không tương ứng với nội dung của giấy phép lao động đã cấp;
- Hợp đồng trong các lĩnh vực làm cơ sở cấp giấy phép lao động (kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, khoa học – kỹ thuật, bảo hiểm, giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, du lịch) đã chấm dứt hoặc hết thời hạn;
- Phía nước ngoài đưa ra văn thông báo thôi cử lao động nước ngoài tại Việt Nam bằng văn bản;
- Người lao động nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động;
- Các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hay người sử dụng lao động tại Việt Nam ngừng hoạt động;
- Người lao động nước ngoài bị phạt tù, hoặc bị tòa án Việt Nam tuyên bố chết hoặc mất tích.
>>> Tham khảo bài viết: Thời hạn của hợp đồng lao động căn cứ theo giấy phép lao động
Giấy phép lao động được cấp hết thời hạn 02 năm
Đây là trường hợp hết hiệu lực phổ biến nhất. Tính từ thời điểm được cấp mới, giấy phép lao động chỉ có giá trị pháp lý tối đa là 02 năm. Sau khi hết thời hạn này, người lao động nước ngoài, về mặt pháp luật, sẽ không được phép làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam nữa. Và để tiếp tục công việc của mình, người lao động nước ngoài buộc phải làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động trước ít nhất 05 ngày và không quá 45 ngày tính đến ngày chính thức hết thời hạn. Giấy phép lao động sau khi đã gia hạn sẽ có giá trị tối đa là 02 năm và chỉ được gia hạn 01 lần duy nhất.
Trong trường hợp giấy phép lao động gia hạn đã hết thời hạn mà người lao động nước ngoài vẫn có nhu cầu ở lại Việt Nam làm việc thì phải làm thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động.
Chấm dứt hợp đồng lao động giữa hai bên
Hợp đồng lao động chính là một trong những căn cứ để xác định thời hạn của giấy phép lao động. Thời hạn được ghi trên thỏa thuận hay hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động tại Việt Nam sẽ quy định thời hạn của giấy phép lao động. Một khi hợp đồng lao động kết thúc thời hạn, thì mục đích làm việc của lao động nước ngoài tại Việt Nam cũng kết thúc, do đó, hiệu lực của giấy phép lao động cũng không còn.
Nội dung của hợp đồng lao động không đồng nhất với nội dung của giấy phép lao động đã cấp:
Giấy phép lao động bao gồm các nội dung liên quan đến thông tin cá nhân của người lao động nước ngoài như danh tính, quốc tịch, vị trí công việc đảm nhận, nội dung lao động, thời hạn,…. Nếu nội dung trong hợp đồng lao động không đồng nhất với các nội dung trên thì giấy phép lao động sẽ không được xem là hợp pháp.
Nếu người lao động muốn thay đổi thông tin ghi trên giấy phép lao động đã được cấp thì cần phải làm thủ tục cấp lại giấy phép lao động.
Nếu như căn cứ căn bản nhất để người lao động không còn thời hạn, nói cách khác, công việc sẽ không còn tồn tại, thì giấy phép lao động, đương nhiên, cũng sẽ không còn hiệu lực, ngay cả khi thời hạn ghi trên giấy phép lao động đã cấp chưa kết thúc.
Phía nước ngoài đưa ra văn thông báo thôi cử lao động nước ngoài tại Việt Nam bằng văn bản
Khi người lao động nước ngoài được cử về Việt Nam làm việc, tức là họ cũng đang chịu sự quản lý, điều hành của một tổ chức, cơ quan hay doanh nghiệp nào đó. Nếu cơ quan, tổ chức đó đưa ra văn bản thôi cử hoặc điều động lao động nước ngoài đến công tác ở vị trí khác. Người lao động nước ngoài lúc này sẽ không còn quyền, nghĩa vụ thực hiện các công việc được chỉ định trước đây tại Việt Nam nữa, vì vậy giấy phép lao động cũng không còn hiệu lực.
Trên đây, Gia Hợp đã cung cấp toàn bộ thông tin về những trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự giải đáp và hỗ trợ kịp thời.