Những giấy tờ nào cần hợp pháp hóa lãnh sự trong hồ sơ xin giấy phép lao động?

Khi xin giấy phép lao động, người nước ngoài có nhu cầu làm việc tại Việt Nam cần phải cung cấp một số loại giấy tờ được cấp ở nước ngoài. Những loại giấy tờ đó vốn không được trực tiếp sử dụng tại Việt Nam. Hợp pháp hóa lãnh sự chính là thủ tục xin xác nhận pháp lý của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam với những giấy tờ được cấp ở nước ngoài để chúng được công nhận và sử dụng hợp pháp trong hồ sơ xin giấy phép lao động.

Những loại giấy tờ nào cần hợp pháp hóa lãnh sự khi xin giấy phép lao động?

Theo quy định, tất cả các loại giấy tờ được cấp ở ngoài lãnh thổ và thẩm quyền của Việt Nam đề phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự trước khi bổ sung vào hồ sơ làm giấy phép lao động. Tuy nhiên, luật lao động không có những quy định cụ thể về từng trường hợp, vị trí mà người lao động nước ngoài đam nhận. Vì thế, phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu cụ thể của mình để chuẩn bị giấy tờ cho phù hợp.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý giấy tờ, hồ sơ xin giấy phép lao động, Gia Hợp thấy rằng người lao động nước ngoài, đặc biệt với đối tượng di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, thường phải hợp pháp hóa lãnh sự cách loại giấy tờ như:

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 Scan
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 Scan

Phiếu lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp là văn bản xác nhận và chứng minh án tích của một cá nhân. Đây là một trong những loại giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài. 

Sở dĩ hồ sơ làm giấy phép lao động yêu cầu cung cấp phiếu lý lịch tư pháp là bởi các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cần xác định xem người nước ngoài có hay không những án tích, và nếu có thì những án tích đó là gì. Từ những thông tin trên lý lịch tư pháp, có thể xác nhận xem người nước ngoài đó có đủ điều kiện đảm nhận vị trí công tác dự kiến tại Việt Nam hay không.

Lý lịch tư pháp có thể được cấp ở cả Việt Nam và nước sở tại. Nếu như lý lịch tư pháp được cấp bởi các cơ quan hành chính có thẩm quyền tại Việt Nam thì người nước ngoài chỉ cần bổ sung trực tiếp vào hồ sơ xin giấy phép lao động, nhưng nếu xin ở nước ngoài thì đòi hỏi phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. 

>>> Tham khảo bài viết: Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự trong hồ sơ giấy phép lao động nhanh chóng và đơn giản nhất

Văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng đủ yêu cầu về kinh nghiệm làm việc theo số năm tùy theo từng vị trí đảm nhận. Văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc được xem như là thước đo, là quy chuẩn để đánh giá kinh nghiệm làm việc của mỗi người. Toàn bộ khả năng và kinh nghiệm của người nước ngoài sẽ được cơ quan, doanh nghiệp công ty nước sở tại ghi lại và xác nhận trong văn bản này. Chính vì vậy, để những thông tin này được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, thì chắc chắn, hợp pháp hóa lãnh sự là một bước không thể thiếu.

Thư bổ nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài

xin giấy phép lao động
mẫu thư bổ nhiệm xin giấy phép lao động

Thư bổ nhiệm đóng vai trò như một loại giấy tờ ủy quyền, thể hiện mong muốn và nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài. Đối với các trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, thì dù có được miễn giấy phép lao động hay không, thư bổ nhiệm của doanh nghiệp, công ty mẹ ở nước ngoài vẫn và một yêu cầu bắt buộc. 

Giấy khám sức khỏe

Đối với việc tuyển dụng lao động nói chung và lao động nước ngoài nói riêng, thì yêu cầu về sức khỏe luôn là một điều kiện quan trọng và không thể thiếu. Giấy khám sức khỏe là căn cứ để doanh nghiệp tuyển dụng và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định xem người nước ngoài có đủ điều kiện về thể chất và tinh thần với công việc, vị trí dự kiến hay không.

Tương tự như phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe có thể thực hiện tại các trung tâm, cơ sở y tế cả ở Việt Nam và nước ngoài, miễn là các cơ sở y tế đó đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, phương pháp và kỹ thuật khám bệnh theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Nếu như người nước ngoài khám sức khỏe ở nước ngoài thì giấy khám phải được đem đi hợp pháp hóa lãnh sự trước khi bổ sung vào hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động; còn nếu giấy khám được cấp ở Việt Nam, thì thủ tục lại đơn giản hơn nhiều bởi chỉ cần nộp trực tiếp mà không cần thực hiện bước trung gian nào. 

Một lưu ý nữa về việc khám sức khỏe ở nước ngoài, đó là phải được khám trong vòng 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam. Nếu quá thời hạn 06 tháng thì giấy khám sức khỏe đó sẽ không được chấp nhận và người nước ngoài phải thực hiện thủ tục này lại từ đầu.

Trên đây là những giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự  thường thấy nhất khi xin giấy phép lao động. Ngoài ra, nếu hồ sơ làm giấy phép lao động còn yêu cầu bất kỳ loại giấy tờ nào khác được cấp ở nước ngoài, thì người nước ngoài đều phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.

Chung quy lại, những giấy tờ, văn bản được cấp ở nước ngoài, không thuộc thẩm quyền quản lý của Việt Nam, thì đều phải hoàn thành thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự trước khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.

Như vậy, Gia Hợp đã cung cấp toàn bộ những lưu ý về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự khi làm hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài có nhu cầu làm việc tại Việt Nam. Hi vọng rằng qua bài viết này, người lao động nước ngoài sẽ có những kiến thức và kinh nghiệm để quá trình xin giấy phép lao động tại Việt Nam trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *