Đến Việt Nam sinh sống và làm việc có không ít đối tượng là nhà đầu tư nước nước ngoài. Tùy vào số vốn đầu tư và điều kiện cụ thể mà mỗi đối tượng sẽ có những yêu cầu khác nhau về thủ tục cấp giấy phép lao động. Trong bài viết này, hãy cùng Gia Hợp tìm hiểu xem chúng khác nhau như thế nào và mỗi trường hợp thì sẽ có những lưu ý như thế nào nhé!
Nhà đầu tư nước ngoài có được miễn giấy phép lao động không?
Nhà đầu tư với số vốn từ 03 tỷ trở lên
Theo quy định của Luật Lao động Việt Nam, nhà đầu tư là người có quốc tịch nước ngoài với số vốn từ 03 tỷ đồng trở lên thì sẽ được miễn giấy phép lao động khi công tác tại Việt Nam. Cụ thể, có hai trường hợp được quy định theo điều luật:
- Nhà đầu tư là Chủ tịch hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 03 tỷ đồng trở lên.
- Nhà đầu tư là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 03 tỷ đồng trở lên.
Đối với những đối tượng thuộc một trong hai trường hợp trên, doanh nghiệp sử dụng lao động sẽ không phải thực hiện thủ tục xin xác nhận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
Có thể nói, nhà đầu tư nước ngoài có số vốn đầu tư từ 03 tỷ đồng trở lên có những lợi thế đáng kể về thủ tục và quy trình chuẩn bị trước khi bắt đầu làm việc, bởi thủ tục miễn giấy phép lao động ít phức tạp hơn rất nhiều so với xin cấp giấy phép lao động.
Nhà đầu tư với số vốn ít hơn 03 tỷ
Không phải nhà đầu tư nước ngoài nào làm việc tại Việt Nam cũng được miễn giấy phép lao động. Đối với những trường hợp đầu tư chưa đến 03 tỷ đồng, thì sẽ không thuộc diện được miễn giấy phép lao động và theo quy định, sẽ vẫn phải làm giấy phép lao động như bình thường nếu muốn tham gia điều hành doanh nghiệp tại Việt Nam.
>>> Tham khảo bài viết: Tài liệu chứng minh là chuyên gia trong hồ sơ xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài
Xin giấy phép lao động cho nhà đầu tư với số vốn ít hơn 03 tỷ đồng
Quy trình xin giấy phép cho lao động nước ngoài là nhà đầu tư với số vốn ít hơn 03 tỷ đồng được diễn ra theo 02 bước, bao gồm:
Bước 1: Xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Theo quy định, trước ít nhất 30 ngày tính đến thời điểm dự kiến bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động tại Việt Nam phải hoàn thành hồ sơ giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và nộp cho cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ xin xác nhận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài bao gồm:
- Bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Doanh nghiệp
- Đơn giải trình nhu cầu sử dụng nước ngoài theo mẫu 01/PLI được quy định
Sau khi chuẩn bị đầy đủ 02 loại giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp sử dụng lao động cần đem nộp cho Bộ Lao động Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (cấp trung ương) hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (cấp địa phương), tùy theo nhu cầu và điều kiện của mình. Trong vòng 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết và trả kết quả.
Bước 2: Xin cấp giấy phép lao động
Trong thời gian chờ kết quả xác nhận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, người làm hồ sơ nên chuẩn bị sẵn hồ sơ xin cấp giấy phép lao động. Một bộ hồ sơ xin giấy phép lao động cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động
- Giấy khám sức khỏe
- Phiếu lý lịch tư pháp
- Giấy tờ, văn bản chứng minh là nhà đầu tư (Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đủ điều kiện góp vốn…)
- Ảnh chân dung màu kích thước 4*6 cm
- Bản sao công chứng hộ chiếu
- Công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Hồ sơ sau khi chuẩn bị đầy đủ thì sẽ được nộp tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội – cơ quan cấp công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài trước đó. Sau 05 ngày làm việc bắt đầu từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý và trả kết quả. Trong trường hợp đề nghị xin giấy phép lao động không được thông qua thì cơ quan xử lý hồ sơ sẽ gửi trả văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý, để quá trình xin giấy phép lao động trở nên nhanh chóng hơn, người làm hồ sơ cần phải biết sắp xếp trình tự các thủ tục cần thực hiện. Chẳng hạn, vì thời gian xin chờ công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, nên người sử dụng lao động nên làm thủ tục này trước tiên, sau đóm trong thời gian chờ đợi mới tiếp tục chuẩn bị các giấy tờ khác. Sau khi xin nhận được công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, người lao động sẽ bổ sung vào hồ sơ đã chuẩn bị sẵn. Thực hiện theo quy trình như vậy sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài tiết kiệm khá nhiều thời gian chờ đợi.
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài, tùy theo số vốn đầu tư vào doanh nghiệp, tổ chức mà sẽ có những quy định khác nhau về giấy phép lao động. Có thể thấy rằng, nhà đầu tư với số vốn ít hơn 03 tỷ đồng sẽ phải đối mặt với quy trình phức tạp và khó khăn hơn bởi việc xin giấy phép lao động cho người nước ngoài chưa bao giờ là dễ dàng. HI vọng rằng với những thông tin mà Gia Hợp đã cung cấp ở trên , nhà đầu tư nước ngoài sẽ có được cái nhìn toàn diện nhất về quy trình xin giấy phép lao động tại Việt Nam.