Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc diện cấp giấy phép lao động

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có nhiều trường hợp và đối tượng khác nhau. Tùy vào từng đối tượng mà nhu cầu xin cấp/ miễn giấy phép lao động tại Việt Nam cũng khác nhau. Vậy trường hợp nào thì được xin giấy phép lao động, và quy trình thực hiện như thế nào, câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là gì?

di chuyển nội bộ doanh nghiệp có cần giấy phép lao động

Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là một trong số các trường hợp người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc được quy định bởi pháp luật Lao động Việt Nam. Theo quy định, người lao động được xem là thuộc diện di chuyển trong nội nộ doanh nghiệp khi họ đảm nhận vai trò là giám đốc điều hành, nhà quản lý, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam. Trước khi chuyển đến cơ sở, hiện diện thương mại tại Việt Nam, giám đốc, người quản lý, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật đó phải làm việc tại trụ sở công ty, doanh nghiệp mẹ ở nước ngoài trong vòng ít nhất 12 tháng tính đến thời điểm dự kiến làm việc.

Trường hợp nào di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thì được miễn giấy phép lao động

Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động nước ngoài di chuyển theo trong nội bộ doanh nghiệp thuộc diện được miễn cấp giấy phép lao động khi họ di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ được quy định trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), bao gồm giáo dục, y tế, tài chính, kinh doanh, vận tải, phân phối, xây dựng, môi trường, văn hóa, du lịch, thông tin và giải trí. 

Trường hợp nào di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thì phải làm thủ tục xin giấy phép lao động

Người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp không thuộc một trong những trường hợp được miễn giấy phép lao động kể trên thì phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động theo yêu cầu của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.

Ngoài ra, người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp cần phải có thư bổ nhiệm và văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc ít nhất là 03 năm trong lĩnh vực liên quan tại công ty mẹ ở nước ngoài. 

>>> Tham khảo bài viết: Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có được miễn giấy phép lao động không ?

Những lưu ý trong quá trình làm giấy phép lao động cho người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

giấy phép lao động

Nhìn chung, thủ tục đề nghị giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp cũng không có nhiều khác biệt so với quy trình xin giấy phép lao động thông thường. Tuy nhiên, để quá trình đó diễn ra trơn tru và thuận tiện nhất, người làm hồ sơ nên làm theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Xin văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
  • Bước 3: Nộp hồ sơ và đợi kết quả

Bước 1: Xin văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Đây là điều kiện, thủ tục rất quan trọng để xin được giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp. Theo quy định, trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc,, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài lên cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm  01 mẫu giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và 01 bản sao giấy đăng ký hoạt động của Doanh nghiệp. Trong vòng 10 ngày làm việc, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử lý hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp không thể thông qua sẽ có văn bản giải trình lý do cụ thể.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép lao động

Sau khi xin được văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, người lao động nước ngoài hay cơ quan sử dụng lao động cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động. Về cơ bản, hồ sơ xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị các loại giấy tờ tương tự như các trường hợp thông thường. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng những loại văn bản, giấy tờ chứng minh chức vụ, kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ,… có liên quan được cấp ở nước ngoài thì cần phải làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và đi kèm bản dịch công chứng sang tiếng Việt.

Bước 3: Nộp hồ sơ và đợi kết quả

Hồ sơ sau khi được chuẩn bị sẽ cần nộp lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh/ Thành phố trực thuộc trung ương (nơi người lao động làm việc) trước ít nhất 15 ngày, tính từ thời điểm người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu công việc tại Việt Nam.

Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan hành chính có thẩm quyền sẽ xử lý và hẹn trả kết quả trong vòng 05 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hay quy trình không hợp lệ thì sẽ có văn bản giải thích rõ lý do.

Chắc hẳn qua bài viết trên, người lao động nước ngoài di chuyển làm việc theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp đã nắm được đối tượng, thủ tục và quy trình xin giấy phép lao động tại Việt Nam rồi phải không nào? Nếu còn bất cứ khó khăn nào cần được giúp đỡ, xin vui lòng liên hệ với Gia Corp qua hotline 0966 078 777 để nhận được những dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *