Trong số 20 trường hợp được miễn giấy phép lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn từ 03 tỷ đồng trở lên. Trong bài viết này, Gia Corp sẽ mang đến thông tin về miễn giấy phép lao động ở đối tượng này.

Mục lục nội dung:
Quy định về miễn giấy giấy phép lao động cho nhà đầu tư góp vốn từ 03 tỷ đồng trở lên
Nhà đầu tư nước ngoài được định nghĩa là cá nhận có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”
Không phải Nhà đầu tư nước ngoài nào công tác tại Việt Nam đều được miễn giấy phép lao động. Quy định về miễn giấy phép lao động cho nhà đầu tư được xét duyệt dựa trên một số yếu tố như loại hình công ty và số vốn đầu tư.
Cụ thể, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định Nhà đầu tư nước ngoài được miễn giấy phép lao động khi họ đáp ứng được một trong hai điều kiện sau:
- Đảm nhận vị trí Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần với giá trị góp vốn không dưới 03 tỷ đồng.
- Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn với giá trị góp vốn từ không dưới 03 tỷ đồng.
Như vậy, đối với những nhà đầu tư nước ngoài cũng góp vốn vào doanh nghiệp, công ty nhưng số vốn góp chưa đến 03 tỷ đồng, thì vẫn chưa đủ điều kiện được miễn cấp giấy phép lao động, đồng nghĩa với việc họ phải vẫn phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động như bình thường nếu muốn làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thể là cá nhân và tổ chức, tuy nhiên chỉ có cá nhân mới được phép xin giấy phép lao động. Tuy nhiên , các cá nhân này không đương nhiên được miễn giấy phép lao động, mà trước hết phải xin xác nhận của cơ quan hành chính có thẩm quyền trước ít nhất 07 ngày tính đến thời điểm dự kiến bắt đầu công việc.
>>> Tham khảo bài viết: Cách xin giấy phép lao động cho người Hàn Quốc thế nào?
Quy trình xin miễn giấy phép lao động cho nhà đầu tư góp vốn từ 03 tỷ đồng trở lên
Cũng giống như các trường hợp khác, quy trình xin miễn giấy phép lao động cho nhà đầu tư nước ngoài cũng bao gồm khá nhiều bước.
Bước 1: Xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài
Thủ tục này sẽ được thực hiện bởi cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao nước ngoài tại Việt Nam. Để xin được công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động phải chuẩn bị một bản sao công chứng giấy Đăng ký kinh doanh và một văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài theo mẫu số 01/PLI hoặc mẫu số 02/PLI đã được quy định sẵn.
Thời hạn để nộp hồ sơ là không quá 30 ngày trước ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc. Hồ sơ sẽ được nộp tại Bộ Lao động – Thương bih và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và xã hội nơi nhà đầu tư nước ngoài dự kiến làm việc. Kết quả sẽ được trả về sau khoảng 10 ngày làm việc.
Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Sau khi đã có công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ miễn giấy phép lao động gồm các loại giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo mẫu số 09/PLI
- Bản sao hộ chiếu (còn thời hạn)
- Giấy khám sức khỏe (thời hạn không quá 12 tháng tính đến khi nộp hồ sơ)
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài được thực hiện ở bước 01.
- Tài liệu chứng minh nhà đầu tư thuộc diện được miễn giấy phép lao động (đăng ký doanh nghiệp, văn bản chứng minh người nước ngoài là Chủ tịch/thành viên hội đồng quản trị hoặc chủ sở hữu/thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn với giá trị góp vốn không dưới 03 tỷ đồng,…)
Cần lưu ý rằng, tất cả những loại giấy tờ được cấp ở nước ngoài đều phải thực hiện thêm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự thì mới được sử dụng trong hồ sơ xin miễn giấy phép lao động. Ngoài ra, nếu ngôn ngữ sử dụng của những giấy tờ này không phổ biến thì phải nộp kèm bản dịch công chứng sang tiếng Việt hoặc tiếng anh.
Trên đây là toàn bộ lưu ý về quy trình xin giấy phép lao động cho nhà đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư có giá trị từ 03 tỷ đồng trở lên. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với Gia Corp để được hỗ trợ kịp thời.