Hợp pháp hóa lãnh sự một số loại giấy tờ khi làm giấy phép lao động

Khi tìm hiểu về thủ tục xin cấp giấy phép lao động, chắc hẳn rất nhiều người từng phải băn khoăn về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. Vậy cụ thể hợp pháp hóa lãnh sự là gì và cần áp dụng trong những trường hợp nào? Bài viết dưới đây của Gia Corp sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về vấn đề này.

hợp pháp hóa lãnh sự là gì
Hợp pháp hóa lãnh sự là thủ tục cần thiết trong quá trình xin cấp giấy phép lao động

Vai trò của hợp pháp hóa lãnh sự khi làm hồ sơ xin giấy phép lao động

Hợp pháp hóa lãnh sự là thủ tục xin các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam chứng nhận chữ ký, con dấu, chức danh trên giấy tờ và các tài liệu có liên quan để giấy tờ được hợp pháp hóa lãnh sự được công nhận tại Việt Nam. Đối với các loại giấy tờ không được cấp ở Việt Nam (ví dụ như bằng cấp, chứng chỉ hành nghề, văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc,.. của người lao động nước ngoài), thì hợp pháp hóa lãnh sự là thủ tục bắt buộc mà nếu không có nó, các giấy tờ được cáp tại nước ngoài đều không thể được công nhận tại Việt Nam. 

Sở dĩ khi làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cần phải trải trải qua bước hợp pháp hóa lãnh sự là vì mỗi quốc gia có một hệ thống giáp lai, cách chứng nhận, chức vụ và cơ quan ban hành khác nhau. Hợp pháp hóa lãnh sự có tác dụng như một loại giấy tờ chuyển đổi pháp lý, như giấy thông hành để các loại giấy tờ cấp bởi nước ngoài đều được công nhận và sử dụng bình thường tại Việt Nam.

Xin giấy phép lao động thì cần hợp pháp hóa lãnh sự những loại giấy tờ nào?

Khi Làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam,  người lao động nước ngoài  thường phải cung cấp một số loại giấy tờ được cấp từ khi họ đang ở quốc gia bản địa. Tùy vào từng trường hợp mà số lượng và và yêu cầu về giấy tờ cần phải hợp pháp hóa lãnh sự có sự khác nhau giữa mỗi người. Tuy nhiên, nhìn chung thì người lao động nước ngoài cần phải hợp pháp hóa lãnh sự các loại giấy tờ sau:

  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Bằng cấp, chứng chỉ chỉ được công nhận trong nội bộ quốc gia ban hành;
  • Văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc;
  • Thư giới thiệu, bổ nhiệm;
  • Giấy khám sức khỏe (nếu như người lao động khám ở nước ngoài, còn nếu khám ở các bệnh viện, hay các trung tâm, cơ sở y tế ở Việt Nam thì không cần hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Hợp đồng tuyển dụng;…

Nói chung, hợp pháp hóa lãnh sự áp dụng cho các loại giấy tờ, văn bản không được cấp tại Việt Nam. Vì vậy, nếu như người lao động nước ngoài còn bất cứ giấy tờ nào cấp ở nước mình mà có liên quan đến thủ tục xin giấy phép lao động thì đều cần phải đem đi hợp pháp hóa lãnh sự.

>>> Tham khảo bài viết: Giấy phép lao động có vai trò như thế nào trong giải quyết các tranh chấp lao động?

Những lưu ý về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

giấy phép lao động

Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự một loại giấy tờ, văn bản được thực hiện theo trình tự các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
  • Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
  • Bước 3: Chờ đợi xử lý và nhận kết quả

Cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để hợp pháp hóa lãnh sự một loại giấy tờ, văn bản được cấp ở nước ngoài, thì người lao động nước ngoài cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Văn bản hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK. Mẫu tờ khai này hiện tại đã có sẵn trên Internet nên người lao động nước ngoài chỉ cần thực hiện online tại nhà;
  • Bản chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (trường hợp nộp trực tiếp tại nơi hợp pháp hóa lãnh sự), hoặc bản chụp (trường hợp nộp qua bưu điện);
  • Văn bản, giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự kèm với bản sao, bản dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh của giấy tờ, văn bản đó;
  • Bản photo bản dịch của văn bản, giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, người lao động nước ngoài sẽ đem đi nộp ở Bộ Ngoại Giao hoặc cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi người nước ngoài dự kiến làm việc) được Bộ Ngoại Giao ủy quyền.

Bước 3: Chờ đợi xử lý và nhận kết quả

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, người lao động nước ngoài sẽ đem đi nộp ở Bộ Ngoại Giao hoặc cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi người nước ngoài dự kiến làm việc) được Bộ Ngoại Giao ủy quyền.

Thời gian hợp pháp hóa lãnh sự phụ thuộc vào số lượng và tính chất của mỗi loại hồ sơ, tài liệu. Nhìn chung, thời gian để xử lý hoàn tất một bộ hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự đều không quá một tuần làm việc. Cụ thể, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và có không quá 10 loại giấy tờ thì sẽ hoàn tất trong 01 ngày làm việc, nếu số lượng từ 10 loại giấy tờ trở lên thì thời gian hợp pháp hóa lãnh sự là 05 ngày kể từ thời điểm nhận hồ sơ.

Như vậy, hợp pháp hóa lãnh sự là một thủ tục bắt buộc để các loại giấy tờ, tài liệu được cấp ở nước ngoài có hiệu lực tại Việt Nam. Qua bài viết trên, Gia Corp đã cung cấp những thông tin liên quan đến việc hợp pháp hóa lãnh sự cho người lao động nước ngoài có nhu cầu xin giấy phép lao động. Nếu muốn việc đến Việt Nam sinh sống và làm việc trở nên đơn giản và thuận tiện hơn, hãy liên hệ với Gia Corp để nhận được dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *