06 Hành vi bị nghiêm cấm theo Luật xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú đối với người nước ngoài

Để đảm bảo trật tự và tính thực thi của pháp luật, trong Điều 5 của Luật số: 47/2014/QH13về  nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, đã quy định rõ về các hành vi nghiêm cấm đối với các cá nhân, tổ chức như sau:

  1. Cản trở người nước ngoài và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Với quy định được nêu trên thì với bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm, cản trở gây khó dễ đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người nước ngoài theo quy định của Luật này thì đều sẽ bị xử phạt. Nhẹ có thể chỉ bị khiển trách, cảnh cáo hoặc phạt tiền, mức độ nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ:

Người nước ngoài không thực hiện việc khai báo tạm trú  theo đúng luật quy định, hay một tổ chức, cá nhân nào bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh sai mục đích, hoặc họ lừa đảo truyền đạt sai các thông tin đến người nước ngoài,…..

  1. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, các khoản thu trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; sách nhiễu, gây phiền hà trong việc làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Trường hợp này khá là phổ biến ở hiện nay, điển hình nhất chính là việc lợi dụng sự không hiểu biết về các quy định của pháp luật, sự bất đồng về ngôn ngữ mà đã có rất nhiều các cá nhân, tổ chức tiến hành thu lợi bất chính từ nhiều khoản phí không thực tế khi thực hiện các thủ tục pháp lý cho người nước ngoài, thậm trí còn xảy ra vấn đề là không hoàn thành được công việc đã giao. Chính vì điều này mà đã gây nên sự hiểu lầm trong suy nghĩ của người nước ngoài đối với các tổ chức hoạt động dịch vụ chân chính, uy tín tại Việt Nam nói riêng và con người Việt Nam nói chung.

  1. Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Quốc gia nào cũng vậy, việc đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép luôn là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Như trong thời gian gần đây với tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn ra căng thẳng, việc nhập cảnh giữa các quốc gia bị hạn chế tối đa nhằm ngăn chặn sự lay lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều cá nhân, tổ chức vì lợi ích của bản đã thự hiện hành vi nhập cảnh trái phép cho rất nhiều đối tượng nước ngoài vào Việt Nam.

Điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề xã hội, nhất là việc không thông qua sự kiểm soát dịch tễ chặt chẽ đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đối với những đối tượng cá nhân, tổ chức thu lợi bất chính như vậy sẽ bị đối mặt với việc truy cứu trách nhiệm hình sự và sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng.

  1. Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Tất cả mọi Quốc gia khi cho người nước ngoài nhập cảnh vào thì đều cần phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ pháp lý theo đúng quy đinh, và Việt Nam cũng vậy.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại cũng vẫn có rất nhiều trường hợp nước ngoài làm giả giấy tờ như passport, visa, bằng cấp kinh nghiệm,…để được nhập cảnh.

Điều này, đòi hỏi các đơn vị có thẩm quyền cần có sự kiểm tra gắt gao, nghiêm chỉnh hơn theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các cá nhân, tổ chức khi bảo lãnh cho người nước ngoài vào Việt Nam cần chấp hành đúng quy định.

  1. Lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Quốc gia nào cũng đều cần được tôn trọng chủ quyền, và mỗi quốc gia đều có luật pháp và quyền bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia trước các thế lực thù địch chống phá nhà nước. Cũng chính vì vậy mà Việt Nam cũng nghiêm cấm tuyệt đối với các trường hợp có hoạt động, cư trú trái phép, có hành vi chống phá nhà nước. Sẵn sàng xử lý và trục xuất đối với các đối tượng có hành vi như trên.

  1. Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú để người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Đối với việc mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa bất kỳ nội dung nào trên giấy tờ đều là làm trái với quy định của pháp luật, và trong nghị định này cũng đã nêu rõ với các hành vi này được xếp vào hành vi bị nghiêm cấm.

Nguồn: Thuvienphapluat


Tin tức liên quan:

Thủ tục xin công văn nhập cảnh

Sử dụng người lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *